Lịch sử hình thành và phát triển
Viện Môi trường Nông nghiệp là viện thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 10 tháng 4 năm 2008 theo Quyết định số 1084/QĐ-
Đến nay, nguồn nhân lực của Viện bao gồm 126 cán bộ viên chức gồm 92 viên chức biên chế và 34 viên chức hợp đồng, trong đó có 2 PGS, 14 Tiến sỹ, 65 thạc sỹ, 45 kỹ sư. Cơ cầu tổ chức của Viện bao gồm:
3 phòng chức năng:
o Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế
o Phòng Tổ chức, Hành chính
o Phòng Tài chính, Kế toán
5 Bộ môn nghiên cứu:
o An toàn và Đa dạng sinh học
o Hóa môi trường
o Mô hình hóa và Cơ sở dữ liệu môi trường
o Môi trường nông thôn
o Sinh học môi trường
2 Trung tâm
o Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ môi trường
o Trung tâm Nghiên cứu và Quan trắc môi trường nông nghiệp miền Trung và Tây Nguyên
2 Trạm quan trắc
o Trạm Quan trắc và phân tích môi trường nông nghiệp miền Bắc
o Trạm Quan trắc và phân tích môi trường nông nghiệp miền Nam
Ngoài ra, Viện còn tổ chức hoạt động của Hội đồng Khoa học, các nhóm nghiên cứu chuyên sâu và các Hội đồng khác. Viện cũng đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đề án chuyển đổi sang cơ chế hoat động tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Quyết định số 2781/QĐ-
Sau 7 năm thành lập đi vào hoạt động, Viện đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ chủ yếu sau:
o 20 nhiệm vụ cấp Nhà nước (gồm 2 đề tài nghiên cứu cơ bản; 5 đề tài thuộc Chương trình KHCN cấp Nhà nước; 3 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 8 nhiệm vụ thuộc Chương trình nông thôn miền núi, 2 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước);
o 46 nhiệm vụ cấp Bộ, trong đó có 23 nhiệm vụ môi trường;
o 14 nhiệm vụ cấp cơ sở;
o 19 nhiệm vụ hợp tác quốc tế;
o 17 nhiệm vụ hợp tác với địa phương;
o 168 hợp đồng dịch vụ và 25 nhiệm vụ phối hợp.
Hoạt động khoa học và phát triển công nghệ của Viện chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:
o Quan trắc thường xuyên chất lượng môi trường đất và xây dựng cơ sở dữ liệu, cảnh báo ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn;
o Phát triển chế phẩm sinh học phục vụ xử lý và tận dụng phế thải trong nông nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ và xử lý chất thải đồng ruộng;
o Phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn, hồ ao, chất thải lỏng các khu vực chế biến nông sản (bún, dong riềng…);
o Phát triển công nghệ và đề xuất giải pháp xã hội hóa công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật;
o Phát triển công nghệ và đề xuất giải pháp xã hội hóa công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật;
o Nghiên cứu sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp;
o Nghiên cứu các giải pháp KH&CN và tổ chức quản lý phục vụ sản xuất nông sản an toàn;
o Phát triển công nghệ xử lý nước sinh hoạt bị ô nhiễm Asen, nước thải ô nhiễm kim loại nặng;
o Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp ứng phó trong nông nghiệp;
o Nghiên cứu cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;
Trong những năm qua, Viện đã chuyển giao 2 giống mới, 5 chế phẩm vi sinh vật và 21 quy trình khoa học công nghệ liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn cho 29 tỉnh thành trên phạm vi cả nước và cấp 30 chứng chỉ sản phẩm nông sản an toàn theo VietGAP cho 8 tỉnh.
Viện đã xây dựng và tổ chức hoạt động Phòng Thí nghiệm trung tâm đạt tiêu chuẩn ViLas621;
o 65 chỉ tiêu phân tích chất lượng nước;
o 13 chỉ tiêu phân tích chất lượng không khí;
o 20 chỉ tiêu phân tích chất lượng đất;
o 50 chỉ tiêu phân tích chất lượng phân bón;
o 20 chỉ tiêu phân tích chất thải nguy hại, chất thải rắn và bùn thải;
o 199 chỉ tiêu thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
o 20 chỉ tiêu vi sinh vật.
Với thành tựu trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Viện đã được Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam trao tặng các phần thường cao quý:
o Tập thể lao động xuất sắc từ 2008-2014;
o Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2010
o Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011
o Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2012
o Huân chương lao động hạng 3 năm 2013