Văn minh lúa nước và biến đổi khí hậu

Cập nhật vào ngày: 13 / 03 / 2017

Nghề trồng lúa ở Việt Nam có từ ngàn xưa. Sử cũ chép lại, người Việt cổ ưa ăn cơm nên đã trồng nhiều loại lúa, có loại lúa nương gieo trên đồi, có loại lúa nước cấy dưới ruộng. Văn chương gọi hạt cơm là hạt ngọc. Từ hạt thóc thành hạt gạo và đến hạt cơm là cả một quá trình lịch sử hình thành, dựng nước và giữ nước lâu dài, một nền văn minh sâu đậm, là một nghệ thuật và văn hóa đậm đà bản sắcViệt Nam. Những vết tích xưa về hạt thóc truyền đời đã có đến vài ngàn năm lịch sử và chiếc bánh chưng Hoàng tử Lang Liêu dâng vua Hùng trong ngày chọn người kế nghiệp là một bằng chứng văn hóa và tâm linh thuyết phục. Bùi Huy Đáp (1985) cho rằng nghề trồng lúa Việt Nam ra đời và tiến triển những bước đầu tiên với phương thức sản xuất châu Á, theo đó gắn liền với những công trình trị thủy: chống lụt và tưới nước. Cây lúa ở Việt Nam là một cây bản địa; nó không phải là một cây từ nơi khác đưa vào. Dọc theo chiều dài ngàn năm lịch sử, Việt Nam đã phát triển, một nền nông nghiệp độc đáo, lấy cây lúa nước là cây trồng chính. Trên cơ sở ấy đã hình thành và phát triển một nền “văn minh lúa nước”.

Liên hệ: iaehung@gmail.com để biết thông tin chi tiết

Tải về