Tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phân giải Xenluloza cao cho sản xuất chế phẩm xử lý phế thải chăn nuôi dạng rắn

Cập nhật vào ngày: 13 / 03 / 2017

Số liệu ước tính đàn gia súc, gia cầm của Việt Nam thải ra khoảng 539.733,15 tấn chất thải rắn/ngày, trong đó khoảng 50% được xử lý bằng phương pháp ủ truớc khi bón ruộng, phần còn lại được sử dụng ngay hoặc cho thải trực tiếp ra môi trường gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm làm lây lan nguồn bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng cũng như chính ngành chăn nuôi. Phế thải chăn nuôi, ngoài hàm lượng dinh dưỡng còn chứa khoảng 20-30% các hợp chất hydratcacbon mà cây trồng không sử dụng được, trong đó xenluloza chiếm tỷ lệ cao nhất. Phân giải xenluloza tự nhiên là quá trình phức tạp, thường kéo dài 3-6 tháng. Trong các biện pháp xử lý phế thải chăn nuôi hiện nay, phương pháp ủ nhanh có sự trợ giúp của vi sinh vật khởi động có khả năng sinh enzym xenlulaza ngoại bào đem lại hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu Tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xenluloza cao để sử dụng trong sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý nhanh phế thải chăn nuôi nhằm mục tiêu rút ngắn thời gian ủ, hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp dinh dưỡng cây trồng và phát triển nông nghiệp bền vững.

Liên hệ: iaehung@gmail.com để biết thêm thông tin chi tiết

Tải về