Tuyển chọn bộ chủng vi sinh vật nhằm xử lý nước thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn

Cập nhật vào ngày: 13 / 03 / 2017

Quá trình chế biến tinh bột sắn thải ra một lượng phế thải khổng lồ, phần vỏ sau sơ chế chiếm 20 – 35% tổng trọng lượng của củ, trong quá trình tách, lọc tinh bột thải ra một lượng bã thải đáng kể. Trung bình để sản xuất được 1 tấn tinh bột cần 3,5-4 tấn nguyên liệu và 7-8 m3 nước, con số này cho ta thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến tinh bột sắn hàng ngày thải ra môi trường một lượng phế thải rắn và lỏng khổng lồ. Quá trình chuyển hóa tự nhiên của các chất thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn gây mùi hôi, thối, ô nhiễm nguồn không khí, đất và nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng: Nguồn phế thải rắn nếu không được thu gom và xử lý thì quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tự nhiên sẽ tạo ra khí H2S, NH3, CH4...gây mùi khó chịu, nước thải sinh ra sau quá trình sản xuất tinh bột sắn có các thông số đặc trưng như: pH thấp, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ với nồng độ rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật môi trường và gây ô nhiễm môi trường đối với môi trường sinh thái. Với mục tiêu nước thải sau chế biến tinh bột sắn, nhóm cán bộ nghiên cứu thuộc Bộ môn Sinh học Môi trường – Viện Môi trường Nông nghiệp đã tiến hành tuyển chọn bộ giống vi sinh vật có hoạt tính phân giải các hợp chất hữu cơ giàu cacbon, hợp chất photphat khó tan, hợp chất chứa ni tơ liên kết, hợp chất chứa lưu huỳnh.

Liên hệ: iaehung@gmail.com để biết thêm thông tin chi tiết

Tải về