Thực trạng sử dụng nước sông nhuệ cho sản xuất nông nghiệp

Cập nhật vào ngày: 13 / 03 / 2017

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có vị trí địa lý đặc biệt trong phát triển kinh tế của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hà Nam, Hoà Bình, Ninh Bình và Nam Định với dân số gần 11 triệu người. Hiện nay, mỗi ngày sông Nhuệ - sông Đáy phải hứng chịu 2.554.000 m3 nước thải từ trồng trọt, chăn nuôi, 636.000 m3 nước thải công nghiệp, 610.000 m3 nước thải sinh hoạt và 15.500 m3 nước thải bệnh viện. Đặc biệt sông Nhuệ còn bị một lượng rất lớn nước thải của sông Tô lịch sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu chạy qua phần trung tâm thành phố Hà Nội đều đổ vào sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt với lưu lượng khoảng 300.000 - 350.000 m3/ngày không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tự làm sạch của hệ thống sông này mà hàm lượng chất ô nhiễm ngày cành tăng lên, môi trường nước sông bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Bên cạnh đó, rác thải của thành phố cũng góp phần làm ứ đọng và tắc nghẽn dòng chảy. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ ngày càng trở nên trầm trọng. Sự ô nhiễm và suy giảm chất lượng nước Sông Nhuệ có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình sử dụng. Rất có thể sau một thời gian dài sử dụng, canh tác chất ô nhiễm tích lũy lại các nông sản, hoặc làm suy giảm chất lượng đất môi trường của các vùng canh tác. Mục tiêu của nghiên cứu là xác đinh tải lượng chất ô nhiễm vào vùng canh tác nông nghiệp cuối nguồn sông Nhuệ.

Liên hệ: BBT iaehung@gmail.com để biết thông tin chi tiết

Tải về