Nghiên cứu khả năng hấp thu kim loại nặng trong nước thải của xơ dừa hoạt hóa

Cập nhật vào ngày: 13 / 03 / 2017

Nước thải của các ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp điện tử, công nghệ dệt nhuộm, khai thác mỏ …chứa nhiều các kim loại độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Qua thời gian tích tụ trực tiếp hoặc gián tiếp mà nó được tích tụ vào cơ thể người và gây ra các bệnh loét da, viêm đường hô hấp, ung thư…[1,2]. Nhiều phương pháp xử lí ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải đã được nghiên cứu. Trong đó việc sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp trong việc xử lý nước thải được nghiên cứu nhiều vì chúng có các ưu điểm là giá thành rẽ, là vật liệu có thể tái tạo được và thành phần chính của chúng chứa các polymer dễ biến tính và có tính chất hấp thu hoặc trao đổi ion cao .

Xơ dừa chứa một hàm lượng đáng kể cenllulose (43,44%), đây là một loại polyme tự nhiên được làm từ các đơn vị glucose với các nhóm hydroxyl sơ cấp và thứ cấp phổ biến. Xơ dừa cũng chứa 45,84% hàm lượng lignin, loại này có mạng lưới cấu trúc là methoxy và các nhóm hydroxyt tự do. Cả hai hợp chất này đều có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng [3,4]

Việc tăng hấp thu các ion kim loại trong trường hợp của xơ dừa hoạt hóa, được tác giả S.R. Shukla, Roshan S. Pai, Amit D. Shendarkar (4) giải thích là do sự hình thành của nhóm axit cacboxylic nhờ có xử lý ôxy hóa. Quá trình hoạt hóa sử dụng NaOH 0,1 M được tiến hành ở môi trường kiềm (pH =10,5) và do đó các nhóm carboxyl sẽ phản ứng với Na tạo ra dạng muối natri của chúng. Khi đưa xơ dừa đã hoạt hóa vào, các ion kim loại sẽ thế chỗ Na và các ion kim loại được giữ lại bởi các xơ dừa đã được hoạt hóa, dựa trên cơ chế trao đổi ion được thể hiện như sau: 2 (xơ dừa – COONa) + M2 + → (xơ dừa - COO) 2M + 2Na +

Liên hệ: iaehung@gmail.com

Tải về