Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất mặn trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật vào ngày: 11 / 05 / 2017

Vấn đề xâm nhập mặn của vùng ĐBSCL đang diễn ra trên phạm vi rất rộng và có xu hướng tăng dần theo trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển. Vụ đông xuân năm 2015-2016 nước mặn đã xâm nhập vào sâu đất liền đến 70 km gây ảnh hưởng 104.000 ha lúa chiếm 6,7% diện tích toàn vùng ĐBSCL, thiệt hại đến sản xuất lúa ở ĐBSCL đã lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Bên cạnh vấn đề nhiễm mặn do tác động của môi trường tự nhiên, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng đã góp phần làm gia tăng thêm hiện tượng xâm nhập mặn đất lúa của ĐBSCL. Bài viết này là một phần kết quả nghiên cứu về suy thoái đất lúa vùng ĐBSCL được thực hiện năm 2015-2016, kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực phân bón liên tục tăng trên đất lúa vùng ĐBSCL từ năm 1991 đến 2015, lượng phân khoáng sử dụng tăng từ 280 kgNPK lên 1.132kgNPK/ha (tăng 404% so với 1991). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã làm tăng độ mặn đất, tăng hàm lượng (Na+, K+, Mg2+, Ca2+, Cl-, SO42-) trong đất mặn so với các khu vực chịu tác động của thuỷ triều và khô hạn.

Tạp chí Môi trường, ISSN:1859-042X Chuyên đề III 2016, tr.107-112

Website:tapchimoitruong.vn

Tải về